Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Từ một tác phẩm, hiểu thêm tấm lòng “thi tướng” Phạm Quốc Trung

BÀI VIẾT KỶ NIỆM 40 NĂM  THÀNH LẬP TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ:


Có người từng nói, đại ý: Xưa nay, phàm những người yêu thơ, thích thơ, say đắm với “nàng thơ” thường là những người có đời sống nội tâm sâu sắc, yêu thương con người, nặng lòng với nhân tình thế thái. Bởi thơ là tiếng lòng của người trong cuộc. Tiếng lòng ấy càng nồng ấm, ngọt ngào, sâu sắc bao nhiêu thì bài thơ càng dễ nhận được sự chia sẻ của bạn đọc bấy nhiêu. Tác giả Phạm Quốc Trung làm thơ không nhiều. Anh cũng không dám nhận mình là nhà thơ, mà chỉ là người yêu thơ. Và trong những lúc lắng lòng nhất, xúc động nhất, anh đã cảm tác được một số bài thơ về tình đồng chí, đồng đội rất dễ “neo” vào tâm hồn người đọc, “40 mùa chim xây tổ” là một trong số những bài thơ như thế.

          Ngay tên bài thơ đã là một hình ảnh khá gợi cảm, giàu sức liên tưởng. Ông cha ta có câu “Chim có tổ, người có tông, nước có cội, sông có nguồn”. Hàm ý là bất kể sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống này cũng có gốc gác, nguồn cội, xuất phát điểm của nó. Chim không chỉ biết bay về tổ, tìm về tổ, mà còn lặng lẽ cùng vun vén, xây đắp cho tổ ấm của mình. Nghĩa cử ấy diễn ra tự nhiên, nhưng lại thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc khi ai đó biết nâng niu và quý trọng nguồn cội. Vậy nên, cái tên bài thơ đã phần nào đã nói lên tâm nguyện, tiếng lòng của tác giả khi kèm theo ghi chú “Tặng mái trường tuổi 40”.
          Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ khá mượt mà, tinh tế: “Màu thời gian thấm đậm lớp rêu phong/ Đẹp nguyên sơ mái trường Thành Cổ/ Cây phượng già đã bao mùa hoa đỏ/ Tiễn vạn bước chân đi bốn phương trời”.
          Đoạn thơ như đưa người đọc trở về thời gian của ký ức, của những kỷ niệm xa xưa, mà đã là ký ức, kỷ niệm thì bao giờ cũng vương vấn, cũng khó nhạt phai trong tâm trí con người. Với mỗi cán bộ, giảng viên, học viên của Nhà trường, hình ảnh chiếc cổng Thành cổ Nhà Nguyễn đã tồn tại xuyên qua ba thế kỷ là hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thương, nên “tạc” vào trái tim họ trong cuộc đời quân ngũ. Dù trải qua bao dãi dầu mưa nắng, dù thời gian có phủ lên một lớp rêu phong, song vòm cổng Thành dưới tán cây si hàng trăm năm tuổi tỏa bóng sum suê qua bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, đã trở thành biểu tượng niềm thương nỗi nhớ của mỗi người khi chia tay Mái trường thân yêu. Đoạn thơ này có mấy ý hay: Hay ở chỗ đã kết hợp được cả cảnh và tình, cảnh xưa cũ mà tình người sâu lắng; hay ở sự ngưng đọng của thời gian “thẫm đậm lớp rêu phong”, của “cây phượng già”, mà không gian thì khoáng đạt và bay bổng, vì có những chùm hoa phượng đỏ rực đã từng chứng kiến khoảnh khắc lưu luyến chia tay, tiễn đưa hàng vạn học viên tốt nghiệp ra trường tỏa đi khắp bốn phương trời để góp sức dựng xây quân đội, gìn giữ gấm vóc giang sơn. Cây phượng, hoa phượng vốn gắn liền với tuổi học trò của con người. Bởi thế, hình ảnh “cây phượng già đã bao mùa hoa đỏ” là một chi tiết tinh tế, dễ gợi lại những ký ức tươi đẹp cho tất cả những ai đã từng học tập dưới Mái trường này.
“Sắc màu nhân văn lan tỏa nơi nơi/ Bên cây súng luôn có đàn, có sách/ Khi Tổ quốc cần, máu xương không tiếc/ Nguyện nằm lại biên cương, mãi mãi không về…”.
Đọc những vần thơ nhẹ nhàng này, tôi lại bị ám ảnh, xúc động bởi những câu thơ mà tác giả Phạm Quốc Trung đã viết trong bài “Những giáo án vàng” trong dịp Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7-2013 (đã đăng trên Báo Quân đội nhân dân): “Tôi dâng hương tưởng niệm các Anh/ Hai mươi hai linh hồn liệt sĩ/ Những ánh hào quang Sĩ quan Chính trị/ Cùng xây đài hoa cho mái trường này/ Bài các Anh còn dang dở nơi đây/ Trang sách mở, chẳng bao giờ gấp lại/ Súng đỏ nòng viết nên bài học cuối/ Lời Điếu văn thay Quyết định ra trường”. Có thời một số người suy nghĩ phiến diện rằng, Sĩ quan chính trị là những người “đầu đội chủ trương, vai mang đường lối…”, hàm ý là chỉ biết nói, lý luận nhiều mà ít thực tiễn. Nhưng thực tế, để có những bài giảng hay, những trang giáo án đầy ắp hơi thở sống động của chiến trường, đã có 22 Anh hùng Liệt sĩ là giáo viên, học viên của Nhà trường đã ngã xuống. Đó vừa là cái đẹp nhân văn, vừa là cái đẹp bi tráng đã làm nên “linh hồn bất tử” của Nhà trường suốt 40 năm qua và còn tỏa sáng đến mai sau.
Những thăng trầm, những gian khó, những buồn vui của Nhà trường đã được tác giả thể hiện nỗi lòng chân thật của mình qua những câu thơ: “Bốn mươi năm vượt gian khó bộn bề/ Qua bao lần thay tên, nhập, tách/ Trăn trở, miệt mài bên từng trang sách/ Để lý luận gần hơn thực tiễn chiến trường”.
Từ hành trình gian nan vất vả đó, Nhà trường vẫn nỗ lực vươn lên, không ngừng hiện đại hóa để đáp ứng ngày càng cao với mục tiêu yêu cầu đào tạo: “Bài học hôm nay trên bục giảng đường/ Đèn trình chiếu thay dần bụi phấn”, và không gian văn hóa của nhà trường vẫn giữ được “hồn cốt” đặc trưng của một môi trường giáo dục nhân văn quân sự: “Hoa khoe sắc bên dây phơi áo lính/ Giúp thăng hoa câu “Quan họ yếm đào”.
Những khi Nhà trường “thay tên, đổi họ”, lòng người cũng có lúc xao động, tâm tư, song trên hết, những người gắn bó với Mái trường này chí vẫn kiên trung, tình vẫn sắt son, niềm tin với Đảng, với Nước, với Dân vẫn được các thế hệ trao truyền, nối tiếp nhau thật bình dị mà cũng rất đỗi thiêng liêng: “Mấy thế hệ chung bước dưới cờ sao/ Cây trái chín, nụ chồi tiếp nối/ Pho sử Trường mở sang trang mới/ Vẫn đậm tên ai xây móng, đắp nền”.
          Đoạn kết bài thơ là những câu xúc động: “Làn hương thờ các Liệt sĩ học viên/ Tỏa nhuộm màu xanh lá xà cừ cổ thụ/ Che bóng mát gọi chim về xây tổ/ Để một mai tung cánh hướng chân trời”. Những câu thơ này vừa có sức ám ảnh, vừa giàu sự liên tưởng. Ám ảnh ở chi tiết “làn hương thờ” của các Liệt sĩ học viên như những giọt nước ngọt lành đã tưới mát cho những hàng cây cổ thụ thêm “rễ sâu, chắc cành, xanh lá” để tỏa bóng gọi chim về xây tổ ấm. Sự liên tưởng sâu sắc ở chỗ: Nhờ có Anh linh của các Liệt sĩ phù hộ, Nhà trường đã hội tụ, dìu dắt, nâng bước bao thế hệ học viên trưởng thành, như những cánh chim vững vàng bay về khắp bốn phương trời.
          Có thể nói, bài thơ “40 mùa chim xây tổ” của tác giả Phạm Quốc Trung tuy chưa phải là “viên ngọc quý”, song cũng đã lấp lánh khá nhiều chi tiết hay, từ ngữ “đắt” và có những ý thơ giàu hình ảnh, có sức gợi. Nhưng hơn thế, nội dung bao trùm bài thơ là tình cảm tri ân sâu nặng, là tiếng lòng đằm thắm mà tác giả đã gửi gắm, chuyển tải vào từng câu chữ để mang đến người đọc (trước hết là cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong Nhà trường) một thông điệp: Có niềm vinh quang, hạnh phúc như hôm nay, xin đừng lãng quên hành trình gian khó mà bốn thập niên qua, những người từng gắn bó, học tập, công tác dưới Mái trường này đã trải qua và từng dày công vun đắp, bền bỉ tạo dựng nên “tổ ấm” này!
          Là người “đứng mũi chịu sào” ở một trong những nhà trường sĩ quan lớn nhất của Quân đội ta, dù hằng ngày bận bịu với bao việc trong công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa học… mà Trung tướng, PGS.TS Phạm Quốc Trung vẫn biết “làm giàu” đời sống tâm hồn mình và “nuôi dưỡng” cảm xúc để ứng tác những vần thơ mềm mại, thân thương như thế, quả là điều rất đáng trân trọng. Tôi không sợ quá lời khi gọi anh là “thi tướng” ở Trường Sĩ quan Chính trị. Rồi mai đây, trong những trang sách văn học nghệ thuật của Nhà trường, trong những buổi giao lưu “cầm, kỳ, thi, họa”, trong những ngày lễ trọng như 14-1, 20-11, 22-12… những câu thơ hay, những vần thơ gợi cảm của anh sẽ tiếp tục khơi nguồn cảm hứng cho các thế hệ nối tiếp sáng tạo những thi phẩm hay về Mái trường mà một thời quân ngũ “thi tướng” Phạm Quốc Trung đã từng gắn bó, yêu thương.
Hà Nội, tháng 12-2015
Thượng tá NGUYỄN VĂN HẢI
(Phó trưởng Phòng biên tập Văn hóa- Thể thao, Báo Quân đội nhân dân.
Nguyên Học viên Tiểu đoàn 4, Trường SQCT, niên khóa 1993-1997)





         





Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

ĐỔI THAY Ở TRƯỜNG SỸ QUAN CHÍNH TRỊ

Mới đấy mà đã ba năm kể từ ngày tôi được cấp trên điều động về Trường sỹ quan Chính trị nhận công tác (30/12/2012-30/12/2015). Ba năm là khoảng thời gian ngắn ngủi so với bề dày truyền thống 40 năm xây dựng, giáo dục- đào tạo, huấn luyện, chiến đấu và trưởng thành của Nhà trường nhưng cũng là khoảng thời gian quí giá đầy ấn tượng đối với mỗi người bởi được chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ có tính đột phá của Nhà trường, đưa Nhà trường từng bước hòa nhập với sự phát triển chung của các cơ sở giáo dục- đào tạo trong cả nước.


    Ngày ấy, vừa bước chân vào trong cổng trường, khung cảnh hiện ra trước mắt tôi là những dãy nhà ở, nhà  làm việc của các cơ quan, khu  giáo viên, học viên, khu giảng đường, trung tâm điều hành và cả nhà Hội trường A nữa đã cũ kỹ và đang xuống cấp. Đường tới các cơ quan, đơn vị, chỉ có trục  đường chính đổ bê tông, còn lại là đường đất, hễ trời mưa là lầy lội, đi bắn tóe lên quần áo rất bẩn. Xung quanh hồ khi đó chưa kè gạch như  bây giờ, cỏ mọc um tùm, nước thải của các hộ dân ở ven hồ xả trực tiếp xuống hồ làm cho nước hồ bị ô nhiễm nặng, cá chết nổi trắng xóa cả mặt nước trông thật đau  xót. Những hôm trời nắng nóng, mùi hôi thối từ mặt hồ bốc khiến cho các hộ dân và cán bộ, giảng viên, nhân viên ở quanh hồ rất khó chịu.     

   Vậy mà bây giờ, tất cả các trục đường tới các cơ quan, đơn vị đều được trải bê tông, hoặc trải nhựa. Dọc hai bên đường đi đều dựng các cột  điện, trên lắp đèn cao áp, buổi tối ánh điện sáng trưng, vừa thuận tiện cho việc đi lại, vừa bảo đảm ánh sáng cho học viên làm nhiệm vụ gác, ôn bài. Cũng trên các lối đi, dọc theo các trục đường lớn, cơ quan chính trị và các tiểu đoàn treo nhiều Pa nô, áp phích, bảng  ảnh với những khẩu hiệu chỉ đạo, hướng dẫn hành động thực hiện tốt các phong trào thi đua sát thực tiễn, sát đơn vị trong từng giai đoạn. Những vườn hoa, cây cảnh, công trình của các tổ chức quần chúng: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn chào mừng các sự kiện trọng đại của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhà trường.

   Trong ba năm qua, cùng với khởi công xây dựng mới 44 hạng mục công trình tại khu B (trên diện tích 42,28ha thuộc xã Thạch Hòa- Thạch Thất – Hà Nội), đến nay đã có 9 công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng, đồng thời tăng cường củng cố nâng cấp thao trường, bãi tập tại Khu C (trên địa bàn 2 xã của huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang), ở Khu A,( thuộc phường Vệ An- tp Bắc Ninh- tỉnh Bắc Ninh), được sự hỗ trợ của trên, Nhà trường mạnh dạn đầu tư kinh phí, sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình nhà ở, nhà làm việc, các giảng đường, nhà điều hành, nhà truyền thống, thư viện. Mới đây, vào trung tuần tháng 8/2015,  Nhà trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Hội trường A, kịp thời phục vụ Đại hội Đảng bộ Nhà trường lần thứ IX nhiệm kỳ 2015-2020 cùng các hội nghị, hội thảo khoa học của các cơ quan, đơn vị và Nhà trường. Sân vận động của Nhà trường cũng được nâng cấp, cải tạo bảo đảm đủ sức chứa cho hàng nghìn người khi tập trung chào cờ, diễu duyệt đội ngũ vào các ngày đầu tháng và là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên trong toàn trường. Khu nội trú bố trí đủ chỗ ở cho các đồng chí cán bộ, giảng viên, nhân viên xa gia đình ở lại đơn vị, trong đó có 12 phòng dành cho cán bộ cao cấp, trang bị đủ tiện nghi: tivi, điều hòa, giường, tủ, công trình nhà tắm, nhà vệ sinh khép kín cùng các dụng cụ doanh trại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cán bộ, giảng viên trong toàn trường.

   Trong công tác giáo dục- đào tạo,  đi đôi với quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số  29 của Ban Chấp hành Trung  ương Đảng khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Chiến lược giáo dục - đào tạo của các nhà trường trong Quân đội từ nay đến năm 2020, tiếp tục rà soát xây dựng và mở các mã ngành đào tạo phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới, tháng 9 năm 2013, Nhà trường đã hoàn thành việc công bố chuẩn đầu ra cho 8 ngành đào tạo đại học và 01 ngành đào tạo cao đẳng. Trước đó vào trung tuần tháng 8 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký các quyết định cho phép Nhà trường được đào tạo sau đại học ba chuyên ngành là Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Xây dựng Đảng, chính quyền và Nhà nước. Tất cả điều đó  khẳng định sứ mệnh phát triển, khả năng, uy tín đào tạo của Nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một cơ sở giáo dục- đào tạo bậc đại học của Quân đội và trong cả nước. Chất lượng và trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, giáo viên từng bước nâng lên ngang tầm nhiệm vụ giảng dạy, quản lý các đối tượng học viên. Hiện nay toàn trường có 6 Phó giáo sư, 27 Tiến sĩ, 161 Thạc sĩ, 430 cử nhân đại học, là cơ sở để Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm đào tạo các đối tượng ở các bậc học và là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cuả học viên. Kết quả học viên tốt nghiệp hằng năm, tỉ lệ đạt khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước, tỉ lệ học viên rèn luyện tốt các năm thường xuyên đạt trên 99,6%..; 100% học viên tốt nghiệp ra trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ, không có đồng chí nào thoái thác nhiệm vụ. Cuối tháng 10 năm 2015  vừa qua, Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc Phòng do Thượng tướng Phạm Xuân Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đã tiến hành kiểm tra chất lượng giáo dục- đào tạo và xây dựng chính qui của Nhà trường trong ba năm (từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015) đánh giá Nhà trường hoàn thành tốt các nội dung được kiểm tra, tổng bình đạt đơn vị giỏi 8,32 điểm. Thượng tá Trần Ngọc Minh, Phó trưởng phòng Tuyên huấn Quân khu 2, nguyên học viên Tiểu đoàn 2 khóa học 1991-1995, trong một lần về thăm lại Trường đã thốt lên : “ Nhà trường đổi thay nhiều quá, đẹp và chính qui quá, thế mới xứng tầm cái nôi đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội của toàn quân”.Thiếu tướng Nguyễn Văn Chỉnh, nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị Học viện Chính trị, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2 trầm trồ : “ Tách ra từ Học viện Chính trị  mới có mấy năm mà Trường sỹ quan Chính trị đã đổi thay vượt bậc, vì thế  chất lượng giáo dục- đào tạo của Nhà trường chắc chắn  sẽ ngày càng nâng  cao ”. Còn nhiều, nhiều lắm những lời khen, tiếng nói tâm sự từ đáy lòng của các đồng chí cán bộ đã và đang công tác hoặc nghỉ hưu khi có dịp trở lại thăm trường cũ. Ai cũng tự hào về mái trường thân yêu của mình và mong muốn Nhà trường tiến nhanh, tiến xa hơn nữa trên con đường phát triển,  xứng đáng là một trong những trường trọng điểm của toàn quân. Riêng tôi, dù chỉ mới được sống, công tác ở Nhà trường  trong khoảng  thời gian rất ngắn, nhưng  đã được chứng kiến bao sự  đổi thay kỳ diệu của Nhà trường. Những đổi thay ấy khẳng định chủ trương  đúng đắn của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong Đảng bộ Nhà trường đối với các nhiệm vụ được giao.

   Một mùa xuân mới lại về với cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Trường sĩ quan Chính trị, xuân mới, Nhà trường thêm tuổi mới, cái tuổi 40 “ Tri thiên mệnh- nghĩa là cái gì cũng tỏ, cũng chín”, tràn đầy sức lực, trí tuệ, đủ sức gánh vác, hoàn thành các trọng trách mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Bộ Quốc phòng  giao phó, đào tạo có chất lượng các đối tượng cán bộ  đáp ứng yêu cầu, nòng cốt trong nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

    
                                     Bắc Ninh, Tháng 1/2016- La Quang Mão

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

NHỮNG NGÀY HÈ KHÔNG QUÊN

ĐẾN VỚI MỘT BÀI THƠ HAY

Ngày 29 tháng 6 năm 2015, Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, một trong những đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã từ trần, hưởng thọ 91 tuổi. Ông là tác giả của nhiều ca khúc bất hủ, sống mãi với thời gian như: Hành khúc ngày và đêm, Những ánh sao đêm, Thơ tình cuối mùa thu,...
Thơ tình cuối mùa thu là sáng tác phổ thơ bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Mỗi khi giai điệu của ca khúc cất lên, người ta như tưởng thấy một mùa thu dìu dịu, buồn buồn, lãng đãng hiển hiện xung quanh mình dù đang giữa những ngày hè nóng đổ lửa, hay giữa những ngày đông rét căm. Ca khúc thì hầu hết chúng ta từng nghe, từng thưởng thức; nhưng văn bản gốc bài thơ của nữ sĩ tài hoa bạc mệnh ấy thì không phải ai cũng để ý. Trang Thông tin Văn học nghệ thuật Trường Sĩ quan Chính trị xin giới thiệu với bạn đọc bài thơ này.
Có một điểm rất đáng lưu ý trong bài thơ mà rất nhiều người bị nhầm lẫn. Đó là ở khổ thơ: " Cuối trời mây trăng bay/Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/Mùa thu đi cùng lá/Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mang/Mùa thu vào hoa cúc..." , rất nhiều người đã đọc thành "mùa thu vàng hoa cúc". Khi bài thơ được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, cũng có nhiều ca sĩ nổi tiếng đã hát thành "mùa thu vàng hoa cúc", nên chính nhạc sĩ nhắc họ cần hát cho đúng từ dùng của bài thơ. Chúng ta thấy, rõ ràng, nếu chỉ là "mùa thu vàng hoa cúc" thì câu thơ thường quá. Mùa thu nào chẳng bạt ngàn hoa cúc vàng. Nhưng Xuân Quỳnh của chúng ta không thường như vậy. Chị dùng ba từ "mùa thu" ở trong khổ thơ, song hai từ đầu là mùa thu-danh từ, còn từ thứ ba là "mùa thu vào", chữ thu đã trở thành nội động từ. Và đấy mới chính là sự tinh tế của câu thơ, khiến cho cả khổ thơ trở nên lung linh...
Mời các bạn cùng thưởng thức bài thơ:

THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
                  Xuân Quỳnh 
Cuối trời mây trắng bay 
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng  
Mùa thu đi cùng lá 
Mùa thu ra biển cả 
Theo dòng nước mênh mang 
Mùa thu vào hoa cúc 
Chỉ còn anh và em 

Chỉ còn anh và em 
Là của mùa thu cũ 
Chợt làn gió heo may 
Thổi về xao động cả: 
Lối đi quen bỗng lạ 
Cỏ lật theo chiều mây 
Đêm về sương ướt má 
Hơi lạnh qua bàn tay 

Tình ta như hàng cây 
Đã qua mùa gió bão 
Tình ta như dòng sông 
Đã yên ngày thác lũ 

Thời gian như là gió 
Mùa đi cùng tháng năm 
Tuổi theo mùa đi mãi 
Chỉ còn anh và em 

Chỉ còn anh và em 
Cùng tình yêu ở lại... 
- Kìa bao người yêu mới 
Đi qua cùng heo may
Nguồn: Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

BA MƯƠI NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG THEO ĐẢNG

Thấm thoắt đã 30 năm kể từ ngày tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam (18/4/1985-18/4/2015),từ một thanh niên vừa rời ghế nhà trường (tháng 7/1981), tham gia công tác Đoàn tại địa phương một thời gian ngắn, tháng 2/1982, tôi lên đường nhập ngũ. Lúc mới vào bộ đội, tôi chỉ tâm niệm một điều: "phục vụ quân đội lâu dài hay không thì chưa biết, nhưng dứt khoát khi trở về, minh phải là đảng viên". Nghĩ vậy nên tôi ra sức phấn đấu. Tháng 12/ 1982, sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo khẩu đội trưởng, tôi được cấp trên điều về sư đoàn 350 Quân khu 3 công tác và đến tháng 4/1983, lại được cử về Trường Văn hóa Quân khu ôn thi vào các học viện, trường sỹ quan trong quân đội. Trúng tuyển vào Trường sỹ quan Pháo binh với số điểm 19 điểm ( lúc đó Trường Sỹ quan Pháo Binh lấy điểm chuẩn 14 điểm), tôi miệt mài học tập, rèn luyện và thường xuyên đạt kết quả khá trở lên. Học hết năm thứ nhất, sang đầu năm thứ 2, tôi được đưa vào diện đối tượng  bồi dưỡng kết nạp Đảng trong quí 2 của năm 1985. Thời gian này, tôi tích cực học tập, rèn luyện và đều đạt kết quả khá, giỏi


. Các đồng chí trong tổ đảng, cấp ủy chi bộ trực tiếp hướng dẫn tôi làm các thủ tục kết nạp Đảng. Kỷ niệm khó quên nhất đối với tôi lúc đó là viết đơn xin vào Đảng, tôi viết đi, viết lại tới 4 lần mới xong. Bây giờ tôi vẫn nhớ như in toàn bộ nội dung đơn xin vào Đảng. Ngày 18 tháng 4 năm 1985, vào buổi tối, chi bộ đại đội 4,  Đảng ủy tiểu đoàn 11 Trường Sỹ quan Pháo binh đã tổ chức kết nạp tôi cùng với 2 đồng chí nữa vào Đảng. Quyết định kết nạp vào Đảng của tôi do đồng chí Chủ nhiệm chính trị nhà trường ký, vì lúc đó, theo nghị quyết 07 của Ban chấp hành Trung ương khóa 5, cơ quan chính trị là cơ quan lãnh đạo về Đảng. Nghị quyết này, chỉ ít tháng sau được thay thế bằng Nghị quyết 27, xác định lại cơ quan lãnh đạo của Đảng là BCH Đảng bộ các cấp do Đại hội đại biểu hay đại hội toàn thể đảng viên bầu và Đảng lãnh đạo trực tiếp thống nhất về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong ngày đầu của tôi đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sau này trong quá trình sinh hoạt, công tác mới thấy, mỗi lần thay đổi cơ chế lãnh đạo là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng, nếu cơ chế không đúng sẽ phải trả bằng cái giá rất đắt. Cơ chế  đúng sẽ phát huy được hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng, vai trò trách nhiệm của đảng viên trong công tác.  Tốt nghiệp loại khá, tôi được cấp trên điều  về nhận công tác tại Quân khu 2, sau 9 năm trên cương vị Phó đại đội trưởng chính trị, trợ lý chính trị tiểu đoàn, dù ở cương vị nào, tôi đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó đại đội 6-Tiểu đoàn 2 do tôi làm phó Đại đội trưởng về chính trị kiêm bí thư chi bộ đã lãnh đạo đơn vị 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Bộ tư lệnh Quân khu tặng danh hiệu " Đơn vị Quyết thắng". Tháng 8/1995, sau khi học xong lớp TTV-CTV do Báo Quân đội nhân dân tổ chức tại Quân khu 2, tôi được điều về báo Quân khu 2 làm phóng viên. lúc này tôi như con chim đang sống ở nơi chật hẹp, nay có điều kiện được bay bổng  giữa bầu trời trí thức bao la, thỏa sức khám phá sáng tạo, viết những bài viết tràn đầy hơi thở của cuộc sống. Và tôi cũng đã gặt hái được một số thành công. Tốt nghiệp Học viện Báo chí và tuyên truyền tháng 12/2003, đến tháng 10/2004, tôi được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập báo Quân khu 2, hai năm sau được điều về Quân khu Thủ đô làm Trưởng ban biên tập tờ tin, rồi Tổng biên tập báo. Thời gian này, tôi đã dày công xây dựng báo Quân khu Thủ đô, sau đổi thành báo Quốc phòng Thủ đô từ một bản tin xuất bản mỗi tháng một kỳ, mỗi kỳ hơn 3500 tờ thành tờ báo ra hằng tuần, mỗi tuần xuất bản hơn 5ooo tờ,. báo có khuôn khổ 19x32 cm, 8 trang. đầy ắp thông tin về mọi mặt kinh tế- xã hội và quốc phòng- an ninh. Ngoài ra báo Quốc phòng thủ đô còn có chương trình truyền hình LLVT thủ đô trên sóng Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội, mỗi tuần phát sóng 30 phút vào tối thứ 4 hằng tuần. Hằng năm tham gia các cuộc thi báo chí do Thành phố và Toàn quân tổ chức, báo quốc phòng thủ đô và cá nhân tôi đều được giải. Tôi đã đoạt 2 giải (1 giải B và 1 giải c) trong các cuộc thi báo chí do Bộ Quốc Phòng và TCCT tổ chức vào năm 2002 và năm 2004, được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất, hạng ba, 1 huân chương quân kỳ quyết thắng hạng nhì, 3 HCCS vẻ vang hạng nhất, Nhì, Ba cùng nhiều phần thưởng cao quí khác..
  Đến nay,trải qua chặng đường dài 33 năm công tác, với 30 năm được sinh hoạt trong chi bộ đảng ở nhiều loại hình tổ chức đảng trong Quân đội, được Đảng, cách mạng, giáo dục và rèn luyện, nhân dân đùm bọc thương yêu, tôi đã trưởng thành, là cán bộ cao cấp, thạc sỹ báo chí luôn dành sức lực, trí tuệ cống hiến cho Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân, trong đó có quyền lợi bản thân và gia đình mình. Hậu phương, gia đình của tôi cũng khá tạm ổn, vợ tôi là công chức Nhà nước đã nghỉ hưu và cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hai con, một gái, một trai đều tốt nghiệp đại học, con trai là cử nhân báo chí và có nguyện vọng theo nghiệp của bố.
   Kỷ niệm 30 năm ngày được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, là dịp để tôi tự nhìn lại mình trong suốt chặng đường cách mạng đã qua, từ đó tự hào về những gì mà mình đã làm được, nghiêm túc nhìn nhận rút kinh nghiệm những gì mình chưa đạt tới để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Nhân đây, tôi bày tỏ lòng biêt ơn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và Bác Hồ kính yêu đã dìu dắt giúp đỡ và đem lại cho gia đình và bản thân tôi nhiều hoa thơm và trái ngọt . Tôi nguyện suốt đời theo Đảng và cống hiến hết mình cho Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh./.
La Quang Mão

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

NƠI ẤY, CHÚNG TÔI TRƯỞNG THÀNH

Tốt nghiệp lớp bồi dưỡng thông tin viên, cộng tác viên do Cục Chính trị Quân khu 2 phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức, về đơn vị một thời gian ngắn, tháng 8 năm 1995, tôi được trên điều về Báo Quân khu 2 công tác. Lúc này báo Quân khu có anh Vũ Viết Xô, Trưởng ban biên tập, anh Phùng Kim Lân, Phóng viên vừa mới đi ôn thi vào Phân viện Báo chí - tuyên truyền, nay là Học viện Báo chí- tuyên truyền, đang chờ gọi về trường nhập học, anh Minh Trường, phóng viên ảnh, anh Vũ Hậu, phóng viên viết kiêm chụp ảnh và anh Ngô Quang Bách, nhân viên trị sự. Sau này lần lượt các anh Nguyễn Quang Chung, Ngô Văn Hùng, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Anh Tuấn, Mè Quang Thắng lần lượt về Báo. Trụ sở của Báo lúc tôi mới về  là căn nhà gỗ 3 gian tường trát si, đầu hồi nhìn sang nhà ở của Thủ trưởng Cục hậu cần. Sau này dồn dịch, Báo tiếp quản hai căn nhà cấp 4, nằm đằng sau dãy nhà ở của Ban Chính trị nội bộ cục Chính trị, nhìn lên khu bể nước, nơi phục vụ sinh hoạt chung của các cơ quan trong cục. Năm 1997, Báo lại chuyển sang khu nhà 3 tầng và cuối năm 2004 đầu năm 2005 thì chuyển đến vị trí như hiện nay.

          Ngày đầu về Báo, tôi háo hức lắm, nhìn cái gì cũng muốn viết, muốn chụp ảnh, nhưng viết cái gì, chụp thế nào để đăng được báo thì lại là cả một vấn đề. Tôi hăm hở lao vào đọc, đọc tất cả các loại sách báo liên quan đến viết bài và chụp ảnh. Anh Xô, Trưởng ban biên tập, tận tình chỉ bảo tôi cách viết, cách khai thác tư liệu, liên hệ với thủ trưởng các cơ quan và chỉ huy đơn vị mỗi khi tôi đi công tác. Anh Minh Trường thì hướng dẫn tôi cách chụp ảnh. Sau khi đi công tác về, trước lúc tôi viết bài, anh Xô lại định hình bài viết, nêu kết cấu của bài, rồi cắt, gọt, bổ sung, rút tít tạo cho bài viết có sức nặng về thông tin, mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Chính vì vậy, nhiều bài viết của tôi, ngoài đăng ở báo Quân khu ra, còn đăng được trên các báo, đài Quân đội và báo các tỉnh trên địa bàn. Những bài viết có ấn tượng, được nhiều độc giả nhớ đến như “ Ghi chép ở Trung đoàn Tăng- thiết giáp”, “ Ấn tượng Hoàng Su Phì”, “ Trận đánh giữa thời bình ở Đoàn M68”, “Đàn cò nhà ông rùa” … Cũng nhờ những bài viết này mà tên tuổi của tôi từng bước trở nên quen thuộc với bạn đọc gần xa và các đồng nghiệp trong làng báo. Tôi phấn khởi, sẵn sàng tới những nơi khó khăn, gian khổ, có mặt ở hầu hết các địa danh xa xôi của  9 tỉnh Tây Bắc, đến với các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ, phản ánh chân thật hoạt động công tác quân sự - quốc phòng địa phương, nhiệm vụ xây dựng lực lương vũ trang nhân dân chính qui tinh nhuệ từng bước hiện đại, xây dựng tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Trong quá trình làm báo cũng có nhiều giai đoạn thể hiện bút lực khác nhau. Lúc mới về tòa soạn, sức viết rất dồi dào và trôi chảy, bởi lúc đó cảm xúc luôn mới mẻ, ngôn ngữ, chi tiết cũng mới lạ, khiến Trưởng ban biên tập khi đọc bài của tôi thấy ưng ý, nhưng rồi dần dần bài của tôi cứ cũ đi, khi đọc như lặp lại chính mình, không có gì mới, đồng chí Trưởng ban biên tập cảm thấy chán ngán, mỗi khi tôi nộp bài. Còn tôi, cũng thấy nản, bởi ngòi bút cứ lì ra, có hôm ngồi suốt cả ngày cũng không viết được dòng nào. Có bận, đi công tác về đã lâu mà chưa thấy có bài nộp, đồng chí Trưởng ban biên tập mặt nhăn nhó, tỏ ra không hài lòng, lúc đó tôi rất buồn. Thế rồi trong một chuyến công tác tại Trung đoàn 82, viết lần đầu, tôi chỉ mới đề cập vấn đề thực hiện qui chế  dân chủ ở cơ sở, đồng chí Trưởng ban biên tập bảo tôi viết lại và chuyển sang viết về xây dựng Đảng, lúc này, tôi cố gắng huy động trí nhớ mà mình đã trao đổi với các đồng chí lãnh đạo Trung đoàn và quyết định tập trung các dữ kiện phục vụ bài viết với tiêu đề “ Giáo dục, quản lý đội ngũ đảng viên ở Trung đoàn 82”. Viết xong, nộp bài cho đồng chí Trưởng ban biên tập, đồng chí rất vui, còn tôi thì thở phào nhẹ nhõm. Tôi gửi bài đó cho báo Nhân dân và kèm theo một ảnh chụp các chiến sĩ thông tin Đoàn M68 đọc nguyệt san Nhân Dân chủ nhật, hai ngày sau bài và ảnh được đăng trang trọng trên trang 3 mục xây dựng Đảng. Cầm tờ báo thấy bài của minh được đăng, tôi mừng lắm, tôi gửi tiếp bài nữa về xây dựng Đảng, báo Nhân dân lại đăng ngay cũng trên trang đó. Có thể nói từ đây, tôi chấm dứt sự bế tắc về cách tiếp cận lựa chọn đề tài, tôi đã tìm ra đề tài hợp với sở trường của mình để dễ dàng đăng được trên các báo, và như vậy diện tuyên truyền các sự kiện của Quân khu cũng vươn rộng hơn, mang tính toàn quân, toàn quốc, tôi mạnh dạn tham gia các cuộc thi báo chí do Bộ Quốc Phòng, Tổng cục chính trị tổ chức và cũng đạt được một số giải như giải ba phóng sự về đề tài quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVTND do Bộ Quôc phòng phát động trong 2 năm 2002-2004 với tác phẩm “ Về nơi gió ngàn”, giải ba bút ký “ vượt lên hoàn cảnh nuôi dạy hai con trưởng thành” trong cuộc thi viết về đề tài gia đình, phụ nữ và trẻ em trong Quân đội do TCCT tổ chức năm 2003, giải khuyến khích trong cuộc thi phòng chống các tệ nạn xã hội do Bộ Quôc phòng tổ chức từ năm 1997 đến tháng 12 năm 1999 cùng nhiều bằng khen, giấy khen của thủ trưởng TCCT trong tổng kết công tác báo chí của chương trình phát thanh QĐND ( nay là Trung tâm phát thanh- truyền hình QĐND).
      Tháng 1o năm 1998, Báo Quân khu cho tôi và đồng chí Vũ Hậu đi ôn thi rồi trúng tuyển vào Học viện Báo chí- tuyên truyền. Mãi đến tháng 6 năm 1999, Nhà trường mới chính thức khai giảng khóa học. Học lớp học này cùng với tôi và Vũ Hậu còn có Ngô Hùng, sau này cũng về Báo. Trải qua 4 năm học, tháng 12 năm 2003, chúng tôi tốt nghiệp cử nhân báo chí. Với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và công tác, sức viết của tôi ngày càng nâng lên, nhưng điều quan trọng nhất là biết phân biệt được thể loại và loại thể báo chí, đứng trước các sự kiện đã và đang diễn ra, mình có thể sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để sáng tạo các tác phẩm báo chí phù hợp, đạt hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền. Tháng 6/2006, tôi chuyển về Quân khu Thủ đô làm Trưởng ban biên tập tờ tin, rồi Tổng biên tập báo, tháng 5 năm 2010, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô cho tôi đi ôn thi cao học và trúng tuyển vào học tại Khoa báo chí trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến tháng 5 năm 2012, tốt nghiệp Thạc sỹ báo chí và tháng 12 năm đó, do yêu cầu nhiệm vụ, tôi chuyển về Trường Sỹ quan Chính trị tức Đại học Chính trị làm công tác biên tập xuất bản và giữ cương vị Phó Trưởng ban biên tập, là thành viên trong tổ BLOG phòng chống DBHB và ủy viên Ban biên tập Website của Nhà trường. Từ đó đến nay, tôi luôn mang theo kinh nghiệp tích lũy được trong chặng đường 20 năm làm báo của mình để áp dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ trong tình hình hiện nay và luôn đạt kết quả cao. Dù ở đâu làm gì, tôi luôn nhớ về Báo Quân khu 2, cái nôi dìu dắt, giúp đỡ tôi trưởng thành như ngày hôm nay, tôi cảm ơn anh Xô, người anh cả kính mến của báo Quân khu 2 đã chăm chút dạy dỗ những người em mà hôm nay những Phùng Kim Lân, những Nguyễn Minh Trường,  Nguyễn Văn Hải, Mè Quang Thắng, Nguyễn Anh Tuấn…đã trưởng thành và còn có nhiều triển vọng tiến xa hơn nữa. Cảm ơn anh Nguyễn Quang Chung, Tổng biên tập và các anh em của báo Quân khu 2 hiện nay là người đã và đang giữ lửa cho báo Quân khu 2 luôn cháy, sưởi ấm tình người và nở rộ tiếng cười khi gặp lại nhau. Đây thực sự là mái nhà chung của các anh và của chúng tôi.
Bắc Ninh ngày 3/6/2015 –La Quang Mão
Duymao63@gmail.com

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

VỚI ĐẢNG – MỘT NIỀM TIN

Xuân Ất mùi 2015-La Quang Mão
Mới đấy mà đã 85 năm kể từ ngày Đảng cộng sản Việt nam ra đời 3-2-1930- 3-2-2015. Gần một thế kỷ trôi qua, chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam từ chỗ đất nước " đen tối như không có đường ra", nay trở thành quốc gia đang trên đà phát triển, có nền công nghiệp, nông nghiệp tương đối hiện đại, có quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

Nhìn lại lúc Đảng ta mới ra đời, dân số cả nước chỉ chừng hơn 20 triệu người, nhưng có tới hơn 90% là mù chữ và phải làm tôi tớ nô lệ cho bọn thực dân và phong kiến. Cái tên Việt Nam trên bản đồ địa chính trị của thế giới rất ít người biết đến, có chăng chỉ biết cái tên An Namthuộc xứ Đông Dương hay là dân An Nam mít nghe mà thấy thật tủi nhục. Vừa ra đời, Đảng ta phát động cao trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh 1930-1931, cuộc tập dượt đầu tiên, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lãnh đạo toàn dân diệt giặc đói, giặc dốt và khôn khéo đẩy 20 vạn quân Tưởng và hàng vạn quân Anh-Ấn về nước để ta tập trung sức đối phó với đội quân viễn chinh Pháp cố tình xâm lược, rắp tâm cướp nước ta một lần nữa. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, " thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ " Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".      21 năm ( 1954-1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần" không có gì quí hơn độc lập, tự do", quân và dân hai miền Nam-Bắc đã thực hiện xuất sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", thu non sông về một mối, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới và sau gần 30 năm kiên trì thực hiện, nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng, an ninh. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta có quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển và có chế độ chính trị khác nhau. Năm nay cũng là năm nước ta kỷ niệm 20 năm Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ (11/ 7/1995- 11/7/2015).  Hiện nay, Việt Nam là một trong những thành viên trụ cột, tin cậy của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có tiếng nói quan trọng và tham gia tích cực vào quá trình gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Ở trong nước, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt trên 1960USD, là nước có mức thu nhập trung bình trong khu vực. Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh vững mạnh, Việt Nam là điểm đến an toàn và tin cậy nhất của du khách và các đối tác trên thế giới. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ngày càng gắn bó, nhân dân tin tưởng, yêu mến, bảo vệ, tích cực tham gia đóng góp, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh. Đồng lòng với nhân dân, Đảng ta không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, thẳng thắn tự sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo ngang tầm với nhiệm vụ, "xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

Thông thường với một đời người, khi tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm, nhưng với Đảng ta, tuổi càng cao, sức vóc càng cường tráng, trí tuệ càng minh mẫn, hội tụ đủ "tâm, tầm, tài ", lãnh đạo đất nước vững bước trên con đường CNH,HĐH, xây dựng nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”  theo định hướng XHCN đúng với vị trí là Đảng chính trị duy nhất lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam như Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã qui định. Được như vậy, Đảng ta mãi mãi xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

NGÀY ẤY CHƯA XA

      Tác giả: Nguyễn Hữu Nghị
        Khoa Văn hóa Ngoại ngữ
 Với kinh nghiệm gần 20 năm làm công tác giảng dạy, khoác trên mình bộ quân phục, tôi luôn tự hào mình là “thầy giáo – chiến sĩ”, bây giờ đã được coi là “lão làng” trong con mắt các giảng viên trẻ của Khoa Văn hóa Ngoại ngữ. Ấy vậy mà mỗi lần ngồi phía cuối lớp dự giờ, kiểm tra giảng những tiết lên lớp đầu tiên của các giảng viên trẻ mới về Khoa công tác, trong lòng tôi vẫn dấy lên cảm xúc bồi hồi, khó tả. Dường như khi tôi lắng nghe, chăm chú theo dõi những gương mặt tươi trẻ căng tràn nhiệt huyết ấy, tôi lại bắt gặp hình ảnh của chính mình gần 20 năm về trước của một kỷ niệm luôn sống mãi trong tôi: buổi lên lớp đầu tiên trước đối tượng học viên hoàn thiện cao đẳng 18 tháng những năm 1996- 1998.
       Tốt nghiệp Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1995, đáng lí ra tôi phải là thầy giáo

của những cô cậu cấp 3 mới đúng, vậy mà cơ duyên lại đưa cuộc đời tôi trở thành người “lái đò” của những sinh viên mặc áo lính. Vẫn ngày ngày lên lớp với bảng, phấn, nhưng đối tượng thì hoàn toàn khác với những gì tôi hình dung trước khi vào quân ngũ. Không phải là những cô cậu học trò tuổi mới lớn hồn nhiên, trong trẻo, tinh nghịch chỉ nhường lại hai vị trí đầu cho “nhất quỷ nhì ma”.

       Sau những tuần đầu bỡ ngỡ, tôi đã từng bước thích nghi, hòa nhập với đặc thù công việc, được Thủ trưởng Khoa cho “thử sức” trước các đối tượng học viên.
       Trung tuần tháng 11 năm 1998, tôi được Thủ trưởng giao nhiệm vụ huấn luyện mới: tham gia giảng dạy 2 lớp hoàn thiện cao đẳng 18 tháng. Đối tượng học viên của 2 lớp này, đa phần là những cán bộ đã trải qua thực tế công tác nhiều năm, quân hàm từ Thượng úy đến Thượng tá, trải qua các cương vị khác nhau, tuổi thanh xuân đã nhiệt thành cống hiến cho đất nước và mới chỉ học qua các lớp sơ cấp, trung cấp nay mới có điều kiện để học tiếp. Về tuổi tác, họ đáng bậc cha chú của tôi; về kinh nghiệm thực tiễn, họ giàu vốn sống và trải nghiệm, nhiều đồng chí trong lớp có lẽ tuổi quân còn nhiều hơn tuổi đời của tôi. Nhận nhiệm vụ, tôi mang tâm trạng bất an với cảm giác lo lắng dường như có một áp lực vô hình đang đè nặng, liệu mình có đủ tự tin, bản lĩnh để hoàn thành nhiệm vụ trong khi chỉ có bầu nhiệt huyết tuổi trẻ và kinh nghiệm giảng dạy hơn một  năm.     
       Đêm trước hôm lên lớp, mặc dù đã chuẩn bị hồ sơ giáo án đầy đủ, đã tập giảng, thông qua bài khá trơn tru ở Khoa nhưng sao vẫn thấy chộn rộn trong lòng, một cảm giác hồi hộp, lo âu, thắp thỏm – một tâm trạng khó diễn đạt thành lời. Tôi vốn là người rất dễ ngủ, vậy mà không sao chợp mắt được. Cứ nhắm mắt vào là những dòng giáo án, những tình huống sư phạm của bài giảng ngày mai lại hiện lên trong tâm trí tôi, tiến trình bài giảng như được tua lại nhiều lần…Tôi chỉ mong sao cho trời chóng sáng để được lên lớp “công diễn” với không nhiều tự tin.
       6g30 phút, vào lớp, tôi bước lên bục giảng với tâm trạng khá hồi hộp, trống ngực đập thình thịch, nhịp tim có lẽ phải lên đến 150 lần/phút. Tôi đưa mắt nhìn một lượt xuống lớp học với những ấn tượng mạnh: 2/3 học viên trong lớp đeo kính lão, đa số mái đầu điểm bạc và quân hàm thấp nhất là Thượng úy…Mất mấy phút sau tôi mới lấy lại được cảm giác thăng bằng. Sau vài lời giới thiệu làm quen của buổi đầu lên lớp, tôi nghe có tiếng xì xào: “thầy giáo trẻ thế, hơn con gái út của tôi một tuổi”tôi làm như không nghe thấy và bắt đầu bài giảng. Tiết đầu tiên của chủ đề 3 học phần Lịch sử dân tộc: “Khái quát lịch sử văn hóa Việt Nam” chủ yếu là giải quyết các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hóa học, cơ sở văn hóa, bản sắc văn hóa, văn hóa cổ truyền…có những khái niệm rất trừu tượng, không dễ cắt nghĩa, nhất là phải lấy ví dụ thực tiễn để minh chứng, mà tôi thì vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn còn ít ỏi. Một số học viên trong lớp còn kiểm tra kiến thức của thầy giáo trẻ bằng cách đưa ra một số câu hỏi có thể không khó nhưng mang yếu tố bất ngờ như “Nhờ thầy giải thích cho ‎ý nghĩa của nhà mồ, tượng nhà mồ và lễ bỏ mả của một số dân tộc ở Tây Nguyên”; “Vì sao trong thế giới hiện đại khoa học kỹ thuật phát triển, con người có sự hiểu biết sâu sắc về thế giới nhưng dòng người gia nhập các tôn giáo vẫn không ngừng gia tăng?”…Trong những trường hợp này, đối với đa số giáo viên trẻ nếu không bình tĩnh xử l‎ý các tình huống “phát sinh ngoài kịch bản” sẽ “toát mồ hôi hột”, loay hoay, dẫn tới cháy giáo án và có thể tiết học sẽ đi theo một hướng rất khác. Tôi thầm nghĩ, mình sẽ biến thách thức này thành cơ hội để khẳng định thương hiệu của Khoa Văn hóa Ngoại ngữ, thương hiệu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trước khi trả lời câu hỏi của các đồng chí học viên, tôi thường đặt các câu hỏi ngược lại để cả lớp cùng suy nghĩ, trả lời như: “các đồng chí có biết điểm khác nhau về của đồ cúng của đồng bào Tây nguyên trong lễ Bỏ mả với đồ cúng của đồng bào Kinh?”; “Mối liên hệ giữa người sống và người chết trước và sau khi làm lễ Bỏ mả”; “Những áp lực của cuộc sống hiện đại và nhu cầu tinh thần của con người?”…rồi tôi cố gắng vận dụng kiến thức, khả năng diễn đạt để làm sao có câu trả lời thuyết phục nhất trước cả lớp. Tiết học trở nên sôi nổi, khoảng cách tuổi tác giữa giáo viên và học viên dường như không còn nữa, tôi đã cảm nhận được những ánh mắt hài lòng, thân thiện, thái độ tôn trọng của lớp học.
       Giờ học kết thúc. Tôi thở phào nhẹ nhõm, một cảm giác sảng khoái, nhẹ nhõm ngập tràn, những lo lắng, mệt mỏi bởi một đêm mất ngủ dường như tan biến. Về đến Khoa, đồng chí Chủ nhiệm Khoa bắt tay thân mật hỏi “Thế nào? Hôm nay dạy ổn chứ”, tôi đứng nghiêm giơ tay thực hiện động tác chào: “Báo cáo Thủ trưởng, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ!”.
 


Tiếp Bước

Trịnh Trọng Tuân
 Kính tặng chú Đỗ Xuân Cường 
Chú Đỗ Xuân Cường là chiến sĩ dũng cảm đã trình bày phương án và tham gia “mở đường máu” tại trận quyết chiến Phước Yên của K8 vào tháng 4/1968. K8 ngày đó tức Trung đoàn BB38 ngày nay. 
Bài thơ được viết để tặng chú Cường cùng những người lính trở lại thăm Trung đoàn nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Trung đoàn BB38 “Đoàn Gio An anh hùng” (20/9/1954 – 20/9/2014).


Chú Cường ơi!
60 năm một chặng đường lịch sử
Trung đoàn xây dựng, chiến đấu, trưởng thành
Là mồi hôi, nước mắt và máu xương
Của biết bao Anh hùng như các chú
Đã hi sinh cho tự do dân tộc
Cho hạnh phúc, ấm no triệu triệu đồng bào
Cho chúng cháu có được lòng tự hào
Những người lính hôm nay
Viết tiếp chiến công trang sử oai hùng     
Chắc tay súng nguyện bước theo cờ Đảng
Quyết một lòng vì Tổ quốc, Nhân dân
Để xứng đáng người quân nhân cách mạng
Người Chiến sĩ Gio An “dũng cảm”, “kiên cường”.
                                                                  
                                                                             Tháng 8 năm 2014

KỶ NIỆM VỀ MỘT HỘI THI

Ký ức

* Ngô Xuân Trường- Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ     
         Nhân vật: 
- Đại tá Hoài: Bí thưchi bộ- phó Chủ nhiệm khoa
- Thiếu tá Niệm: Tổ trưởng đảng - Chủ nhiệm bộ môn
- 2 Học viên: Nhớ - Thương
 (Tại phòng làm việc của bộ môn vào ngày nghỉ, không gian im lặng), (cảnh trí: có bàn ghế, ấm chén, phích, có bàn làm việc trên bàn có vài quyển vở).
              Niệm: (Đi vào): Lạ thật…! Hôm nay ngày nghỉ, ai vào mở cửa mà cấm thấy người đâu… chẳng lẽ chiều qua về mọi người quên khóa cửa.
          (Ra đứng ở bàn làm việc vừa dở sách vừa ngêu ngao hát) "Ngời sáng CN Mác Lê nin… Ngời sáng tư tưởng Hồ Chí Minh…Đưa cách mạng Việt Nam… tiến tới thành công… là la lá la … là la lá la…
          Tình tinh tính tinh… tình tinh tính tinh.
Hoài: (Đi vào): Niệm đấy à… Hôm trước cậu đăng ký đi tranh thủ về quê, sao giờ này vẫn đây?
Niệm: Anh à! tuần này em định về nhà, mấy tuần  không về rồi nhưng còn bài hội thảo Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 em viết rồi nhưng cảm thấy chưa ưng lắm đang tranh thủ sửa lại. Và em cũng hẹn mấy cậu học viên lên trao đổi cái đề tài khoa học mà em hướng dẫn anh ạ… Anh vào từ bao giờ?

Hoài:Mình vào được một lúc rồi.
Niệm: Tổ chức hội thảo Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 kỷ niệm 40 năm Chiến dịch Hồ Chí Minh nên các bài tham luận phải viết cẩn thận tí anh ạ. Chúng em không được trực tiếp tham gia chỉ nghe qua đài, báo và phim nên khó viết ra phết anh ạ.
Hoài: Ừ! Thông qua các bài tham luận trong hội thảo để giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta, nên cũng cần có những kiến thức, và tư liệu thì bài viết mới có sức thuyết phục.
Niệm: Vâng em cũng nghĩ vậy, nên cứ lăn tăn mãi.  Mà ngày nghỉ anh vào có việc gì đấy?
Hoài: Ừ mình vào có tý việc... Niệm này, tớ đố cậu biết buồng chuối kia có bao
           nhiêu nải?
Niệm:Cái buồng chuối ở cạnh nhà tắm của khoa ta chứ gì?… Buồng ấy… giỏi lắm thì 10 nải chứ mấy.
Hoài:Sai, sai bét! 18 nải đấy cậu ạ.
          Cậu thấy không, đúng là cái anh phân lân nung chảy tốt ra phết… quả to… đều… trông như chuối vẽ.
Niệm:Trời ạ, anh lại vào chăm mấy cây chuối chứ gì, đúng là…trẻ trồng na, già trồng chuối!
Hoài:Cậu nói đúng! đó là quy luật của cuộc sống… con người sinh ra, già đi, bệnh rồi chết, đúng là sinh - lão - bệnh - tử. Già thì phải nghỉ, rồi cũng phải chết chứ ai sống mãi được. Đã đến tuổi nhà nước cho nghỉ nghĩa là sức khoẻ giảm sút rồi, trình độ năng lực thì có hạn nghỉ là lẽ đương nhiên tre già thì măng mọc mà.
Niệm:Kìa anh… em xin lỗi… em không có ý gì đâu, chỉ là câu cửa miệng thôi mà.
Hoài: Không… có sao đâu… mà cậu nói đúng lúc lắm. Tớ có chuyện này cũng muốn tâm sự, nhưng không  biết bắt đầu từ đâu…
Niệm:Có chuyện gì hả anh? Mà trông anh dạo này thần sắc không được tốt. Các anh có tuổi rồi mà vẫn phải làm việc suốt ngày, nào thì chỉ đạo điều hành huấn luyện, duy trì hành chính quân sự, nào thì họp hành, giao ban, nào thì đề tài khoa học các cấp rồi vẫn phải đề tài cá nhân nữa chứ.
Hoài:Ừ, tuy có mệt nhưng cũng thấy vui cậu ạ, bọn mình mà ngày nào không có việc cũng thấy buồn. Có việc làm cảm thấy thời gian đỡ tẻ nhạt hơn.
Niệm:Anh ngồi đây, em pha ấm  trà anh em mình cùng uống.
Hoài: Cậu cứ pha mà uống, tớ lâu lắm có uống trà khô này đâu, chỉ uống trà xanh thôi.
Niệm:Vâng!..về ở với anh chưa được lâu nhưng  em biết chứ!
Hoài:Niệm này! mấy hôm nay lên lớp, đứng trước học viên thấy những cặp mắt chăm chú nghe giảng của học viên mình thấy thật hạnh phúc.
          Nhưng, không biết vì sao dạo này mình hay nghĩ về quá khứ thế, cứ nằm nghỉ là nghĩ về cảnh chiến trường ngày xưa.
Niệm:Anh nói sao? em không hiểu! có chuyện gì hả anh?
Hoài:Ừ! Nói sao nhỉ?   (Nhạc trầm  hùng).
          Mới hôm nào… là chàng trai 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, gác bút nghiên lên đường đánh giặc.
          Sau 3 tháng huấn luyện… thế là hành quân đi miết… ngày nghỉ, đêm đi… hàng tháng ròng. Vào đến chiến trường Quảng Trị… nơi kẻ thù đặt cho cái tên: "Vùng đối đầu lịch sử" bắt đầu làm quen cơm vắt, ngủ hầm, đào hào vây lấn. Từ một anh thư sinh trở thành một chàng lính trẻ… rồi những đêm sốt rét trong rừng, những ngày đói bấm lòng chờ giặc tới.
          Cậu biết không!
Niệm:Sao hả anh?
Hoài:Hồi ở nhà… bọn con gái làng ghen với làn da trắng như trứng gà bóc của mình, nhìn mà thích. Vào chiến trường, lần đầu giáp mặt với quân thù dầm ra quần lúc nào không hay.
          Ấy vậy mà chỉ sau vài trận sốt rét da thì mái, môi thì thâm, nhưng được cái trong mưa bom bão đạn suốt 81 ngày đêm thành cổ, mình vẫn trụ vững… không mảy may sứt sát gì.
          (Nhạc buồn…)
          Trong khi đó đã có  biết bao đồng đội ngã xuống, khi tuổi còn rất trẻ… phải nằm lại nơi núi rừng…
Niệm:Thời các anh cả nước lên đường, cả dân tộc ra trận…
Hoài:Không hẳn vậy đâu …
          Cũng có người hiên ngang ra trận, anh dũng hy sinh với niềm tin thắng giặc, nhưng cũng có kẻ tham sống sợ chết, lẩn trốn, đảo ngũ, trốn tránh trách nhiệm với dân tộc.
Niệm:Vâng… chính niềm tin đã làm nên một kỳ tích của dân tộc…
          (Nhạc hào hùng)
Hoài:Sau đó mình tham gia đánh cửa Việt: 1973, Thượng Đức 74 và cùng đoàn quân hành quân thần tốc tiến vào dinh lũy cuối cùng của Mỹ trưa 30/4.
          Sau chiến dịch, mình được cử về SQ CT học… ngày ra trường lại tham gia
chiến dịch biên giới Tây Nam.
          Đúng là lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của quá trình chống giặc ngoại xâm.
Niệm: Chuyện của anh hôm nay em mới được nghe… Nhưng tại sao hôm nay
           anh lại nhớ lại ký ức như vậy.
Hoài:Niệm ạ… trong cuộc sống… ít ai tự nói về mình.
          Nhưng mình phải biết mình là ai, biết mình đang ở đâu.
          Tớ nghĩ… bọn tớ quá độ rồi, không được đào tạo cơ bản như các cậu hiện nay. Vậy mình nghĩ nên rút về hậu trường, để vị trí này cho các cậu mới đúng. Vì thời đại này là thời đại của khoa học công nghệ rồi, chứ thứ chủ nghĩa kinh nghiệm như bọn mình không còn phù hợp nữa…
Niệm: Anh nói vậy chứ bọn em còn phải học các anh nhiều, nhất là vốn sống, kinh nghiệm.
          À … thế còn một bí mật của anh nữa… thấy các anh kể lại… em chưa rõ… anh hay uống chè xanh… mà phải là chè quê anh…
Hoài: Ừ! Tốt nghiệp SQCT… được nghỉ 15 ngày phép về quê… các cụ đã dạm sẵn cho một cô giáo trường làng, thế là cưới, sau 5 ngày mình lên đường.
          Trước hôm đi các cụ trong làng đến chia tay… vợ nấu nồi nước chè xanh mời các cụ, rồi đưa cho mình một bát chè xanh nóng và nói: Anh uống đi, không đâu chè xanh ngon bằng chè quê mình, vừa xanh nước, vừa đượm tình.
             Ở quê mình cứ vào buổi trưa hè các gia đình nấu chè xanh gọi nhau sang cùng uống, vậy mới có câu "trưa nắng hè gọi nhau dâm dan chè xanh".
          Sáng hôm sau trước khi đưa mình ra tàu đi nhận nhịêm vụ mới, vợ đưa cho mình một cuốn sổ tay, dở trang đầu là dòng chữ của một cô giáo trường làng, có đoạn viết:
                             Ngày mai anh lên đường
                             Lòng em dõi theo anh
Hương vị nước chè xanh
Theo anh ra mặt trận
Dẫu đợi tháng, đợi năm
Em tin ngày chiến thắng
Giặc tan anh trở về
Chè quê đượm mời anh.
Những câu này viết mộc mạc… giản dị thôi… mà chất chứa tình yêu thương… chất chứa niềm hạnh phúc; nói lên sự đợi chờ, niềm tin thắng trận của những người vợ khi chồng đi chiến đấu.
Niệm:À… vậy là những suy tư… những trăn trở của anh hiện về từ ký ức.
Hoài:Nhất là khi các cháu học xong đi làm, ở nhà còn mỗi mình bà xã.
Niệm: Nhưng bây giờ 2 cháu đã trưởng thành, đã tự lập cuộc sống.
Hoài:Chính vì vậy mình mới thấy thương bà xã mình suốt đời lầm lũi, tần tảo một mình nuôi con, cho đến giờ chưa được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Quá nửa đời người trong quân ngũ… hơn 20 năm đứng trên bục giảng… Mình cảm thấy không hổ thẹn với những gì mình đã làm. Xong cứ nghĩ lại càng thấy thương bà xã, hơn 30 năm cuộc sống vợ chồng mà chẳng mấy khi được gần nhau, chẳng giúp được gì cho bà ấy.
Nhớ & Thương: (Bước vào, cả 2 đồng thanh) Em chào 2 thầy ạ!
Niệm:Các em đến từ khi nào vậy?
Nhớ:Dạ… thưa…
Thương:Thưa thầy em đến từ ban nãy…
Niệm:Vậy là… các em đã…
Thương:Chúng em xin lỗi 2 thầy, lẽ ra chúng em không…
Hoài:Kìa… không sao… vào đây…
          Nhớ lần sau đã đến theo hẹn thì vào, nay mai ra trường làm cán bộ chính trị  mà rụt rè thế là không được đâu.
Nhớ:Nhưng bọn em sợ làm cắt đứt mạch tâm sự của 2 thầy, qua được nghe những điều 2 thầy tâm sự, chúng em rút ra 1 điều, trong công việc luôn phải có nghị lực và niềm tin . Các thầy là những tấm gương chúng em phải học tập
Hoài:Em nói đúng… làm gì cũng phải có niềm tin, nếu không có niềm tin sẽ không làm được gì cả.
          À… thế có phải 2 em lên để thầy Niệm  hướng dẫn nghiên cứu khoa học có phải không?
Nhớ và Thương: Dạ… vâng ạ!
Niệm: Báo cáo anh… đây  là 2 cậu em hướng dẫn nghiên cứu khoa học đấy anh ạ!
Hoài:Tốt lắm!
          Các em định viết về đề tài gì?
Nhớ:Thưa thầy chúng em định viết về vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo chính trị viên ở Trường ta thầy ạ.
Hoài:Hay lắm, đề tài này theo mình nghĩ rất hay, đúng vào lúc cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được tổ chức sâu rộng trong toàn quân, lại gắn với việc Nhà trường đang triển khai gặp mặt, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa. Theo mình đây là đề tài rất có ý nghĩa thực tiễn. Các em đang là người đi tuyên truyền cho cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vậy các em có suy nghĩ  gì về kết quả thực hiện nghị quyết Trung ương 4.
Thương:Thưa thầy… em nghĩ… Sau đợt tự phê bình và phê bình mỗi đảng viên đều có nhận thức đúng về việc tu dưỡng, rèn luyện và sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm của mình nên sẽ có kết quả tốt ạ.
Hoài:Em dựa vào đâu?
Thương:Dạ… thưa thầy…
Nhớ:Thưa thầy…
Hoài:Em cứ trao đổi ý kiến của mình.
Nhớ: Thưa thầy… theo em… kể ra… cũng khó, vì theo em cái quan trọng nhất là sau tự phê bình và phê bình mỗi đảng viên rút ra được điều gì và phải làm gì?
Hoài: Em nói đúng, kể ra việc nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trên các nội dung kiểm điểm thì ai cũng sẽ viết  ra được thậm trí viết rất hay, nhưng vấn đề là ở chỗ sau buổi sinh hoạt mỗi đảng viên phải tự nhận thấy mình phải điều chỉnh mình, sửa chữa mình như thế nào để gắn với việc thực hiện nghị quyết.
Niệm: Anh ạ, ngay cả việc làm bản tự kiểm điểm không phải tất cả mọi đảng viên đều đã nhận thức đúng đâu; đợt kiểm điểm vừa rồi vẫn có đảng viên làm bản tự kiểm điểm một cách rất hời hợt, làm cho qua chuyện, dẫn đến phải viết đi viết lại vài lần và sau đó là xác định kế hoạch tu dưỡng phấn đấu của một số đảng viên còn chung chung, thiếu cụ thể, mà việc học tập tấm gương của Bác là từ những việc làm rất cụ thể.
Hoài: Đấy! chính việc làm đó của các tổ đảng và cấp ủy là thể hiện sự nghiêm túc trong thực hiện nghị quyết; và đó cũng là biện pháp để nâng cao nhận thức, thái độ trách nhiệm của đảng viên khi thực hiện tự phê bình và phê bình gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đấy.
Thương:Dạ…thưa thầy… em cũng nghĩ vậy.
Niệm:Là đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình  phải gắn với việc học tập ngay cách tiếp thu sửa chữa khuyết điểm của Bác. Vì vậy để sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế sau tự phê bình và phê bình đòi hỏi chúng ta phải thực sự nghiêm túc, mỗi đảng viên phải có kế hoạch phấn đấu tu dưỡng cho bản thân mình. đồng thời phải có niềm tin và phải có cái tâm, mà tâm thì phải sáng, trí phải bền, phê bình phải đúng người, đúng việc, và phải có lòng tự trọng có vậy mới sửa chữa được những khuyết điểm, hạn chế của mình.
Hoài:Đúng! Mỗi chúng ta phải có lòng tự trọng và phải có quyết tâm sửa chữa.
Thương:Dạ… em hiểu rồi… các thầy đã cho em thêm một bài học, bài học làm người, bài học rèn làm chính trị viên. Chắc chắn  sắp tới bọn em sẽ có thêm niềm tin và có nhiều điều  bổ ích để đưa vào nội dung đề tài của mình.
Chúng em xin hứa sẽ thường xuyên tu dưỡng bản thân để xứng danh hiệu Bộ đội cụ Hồ, xứng đáng là người chính trị viên “vừa hông, vừa chuyên”
Hoài:Hãy hứa với lòng mình trước đã các bạn trẻ ạ. Quá khứ - hiện tại - tương lai luôn vận động theo quy luật dòng chảy, Cuộc sống có hoa thơm, quả ngọt và cũng có thác, có ghềnh, đòi hỏi mình phải cố gắng học tập, tu dưỡng rèn luyện thì mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mới. Vì  Hoa hồng nào cũng có gai, nếu ai sợ gai sẽ không hái được hoa hồng.
Nhớ, Thương:Chúng em  cám ơn các thầy.
Hoài: Rồi! các em làm việc với thầy Niệm đi. Chúc các em đạt kết quả tốt đề tài giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng  Hồ Chí Minh .
Nhớ, Thương:Dạ cám ơn thầy./.